Reading time: 5 minutes
Trà hoa cúc có tác dụng gì?
Lợi ích của trà hoa cúc
- ✦
Giảm đau bụng kinh: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà hoa cúc có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh. Ngoài ra, sự lo lắng và bồn chồn liên quan đến các cơn đau bụng kinh cũng được cải thiện đáng kể nhờ công dụng của trà hoa cúc.
- ✦
Trị bệnh tiểu đường: Trà hoa cúc có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù không thể thay thế các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, trà là một chất bổ sung hữu ích với các phương pháp điều trị hiện có.
- ✦
Ngăn ngừa loãng xương: Trà hoa cúc có tác dụng kháng estrogen và giúp thúc đẩy mật độ xương, từ đó hạn chế nguy cơ loãng xương và gãy xương.
- ✦
Giảm sưng viêm: Trà hoa cúc đã được chứng minh có chứa các hợp chất hóa học có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm đáng kể.
- ✦
Phòng ngừa bệnh ung thư: Trà hoa cúc có thể hạn chế các tế bào ung thư, hoặc thậm chí ngăn chặn các tế bào đó phát triển ngay từ đầu.
- ✦
Giúp dễ ngủ và thư giãn: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trà hoa cúc có thể hoạt động giống như một chất benzodiazepine, từ đó có thể làm giảm lo lắng và giúp ngủ ngon hơn.
Tác hại của trà hoa cúc
- ✦
Dị ứng và viêm da nhạy cảm: Do một số thành phần hóa học trong hoa cúc, một số trường hợp được phát hiện với triệu chứng dị ứng khi uống trà hoa cúc, các biểu hiện có thể là phát ban, da bị mẩn đỏ. Ngoài ra, loại trà này còn có thể gây ra tình trạng viêm da nhạy cảm hay kích ứng da, nổi mẩn đỏ khi bạn tiếp xúc với nguồn tia cực tím như ánh sáng mặt trời.
- ✦
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi: Dạ dày của người lớn tuổi hoạt động tương đối kém, khi uống trà hoa cúc có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- ✦
Gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Trà hoa cúc có thể gây ra tác dụng tiêu cực đến em bé và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể bị kích thích dạ dày khi sử dụng trà hoa cúc không đúng cách.
- ✦
Làm huyết áp không ổn định: Tình trạng huyết áp bị giảm có thể là do tác dụng phụ của trà hoa cúc. Nếu sử dụng quá nhiều trà hoa cúc có thể rơi vào tình trạng giảm huyết áp và gây hậu quả đáng tiếc.
Ai không nên sử dụng trà hoa cúc?
- ✦
Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là với phấn hoa: Hoa cúc có thể bị nhiễm phấn hoa từ các loại cây khác nên có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- ✦
Người đã từng có phản ứng dị ứng với các sản phẩm từ hoa cúc: Sử dụng trà hoa cúc có thể làm các phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
- ✦
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trà hoa cúc có thể bị nhiễm các bào tử gây ngộ độc cho trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa có khả năng chống lại nhiễm trùng.
Cách sử dụng trà hoa cúc mang lại lợi ích sức khỏe
Cách pha trà hoa cúc
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- ✦
3gr trà hoa cúc sấy khô.
- ✦
5ml mật ong
- ✦
2-3 lá cỏ ngọt khô
- ✦
Kỷ tử, táo đỏ
- ✦
250-300ml nước sôi
Các bước pha trà hoa cúc
- ✦
Bước 1: Cho phần nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm pha trà.
- ✦
Bước 2: Rót nước sôi vào ấm để tráng trà rồi đổ bỏ. Nên sử dụng nước sôi khoảng 90 độ để không làm mất dược tính và hương vị của hoa cúc.
- ✦
Bước 3: Tiếp tục cho nước sôi vào ấm và đậy nắp.
- ✦
Bước 4: Chờ khoảng 5 phút cho trà ngấm rồi thưởng thức.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sạch ấm trà chi tiết, nhanh chóng
Nên uống trà hoa cúc khi nào?
Buổi sáng sớm
Thời điểm tốt nhất để nhâm nhi tách trà hoa cúc là sau bữa sáng khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp đánh thức các giác quan, làm tinh thần sảng khoái và cung cấp năng lượng để hoạt động một ngày dài.
Sau bữa trưa
Có thể bổ sung trà hoa cúc cho cơ thể sau khi ăn trưa 30 phút để cơ thể được thư giãn và phục hồi năng lượng sau quá trình học tập, làm việc mệt mỏi.
Trước khi ngủ 30 phút
Thưởng thức trà hoa cúc vào thời điểm này sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đầy bụng. Đồng thời, trà cũng giúp cho tinh thần trở nên thoải mái trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.
Sau khi ăn nhiều dầu mỡ
Cơ thể thường phải cần từ 4-6 giờ để có thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn nhiều dầu mỡ. Việc uống trà hoa cúc trong thời điểm này giúp kích thích đường ruột tiêu hóa nhanh hơn. Từ đó, làm hạn chế cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
Sau khi ăn mặn
Sau khi ăn thức ăn mặn, lượng muối trong cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến nguy cơ bị tăng cholesterol hoặc tăng huyết áp. Uống trà hoa cúc lúc này giúp cơ thể điều hòa và bài tiết lượng muối dư thừa nhanh chóng.
Sau khi vận động ra mồ hôi
Bạn sẽ tiết ra nhiều mồ hôi sau khi vận động hay tập thể dục, điều này sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, làm cơ bắp đau nhức. Khi này, trà hoa cúc sẽ giúp bù nước cho cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm đau cơ bắp cực kỳ hiệu quả.
Các công thức trà hoa cúc thơm ngon, tốt cho sức khỏe
Trà hoa cúc mật ong
- ✦
Bước 1: Cắt lấy phần hoa cúc đem phơi khô rồi bảo quản trong bình thủy tinh kín.
- ✦
Bước 2: Cho hoa cúc vào ly rồi tráng qua với nước ấm sau đó bỏ phần nước này.
- ✦
Bước 3: Tiếp tục rót nước sôi, đậy nắp và chờ 3 phút để trà ngấm.
- ✦
Bước 4: Cho một ít mật ong và trà và thưởng thức kèm với mứt hạt sen.
Trà hoa cúc đường phèn
- ✦
Bước 1: Cho hoa cúc vào ly.
- ✦
Bước 2: Rót nước sôi vào và tráng sơ, khuấy đều rồi chắt bỏ.
- ✦
Bước 3: Tiếp tục cho nước sôi vào, cho kèm ½ lượng đường phèn.
- ✦
Bước 4: Chờ 10 phút để trà ngấm và cho phần đường phèn còn lại vào rồi thưởng thức.
Mong rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp trả lời được câu hỏi trà hoa cúc có tác dụng gì cũng như tác dụng phụ của trà hoa cúc, từ đó, bạn có thể thưởng trà hoa cúc đúng cách mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
>> Xem thêm:
- ✦
Các loại trà giúp giảm stress, thư giãn, ngủ ngon
- ✦
9 công dụng không ngờ đến của bã trà
- ✦
7 Công dụng của trà xanh gây bất ngờ cho các bà nội trợ
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.