Những lợi ích vàng của tinh dầu trầu không dành cho sức khỏe
Trầu không có tên tiếng Anh là Piper betle – được biết đến như một loại cây gia vị hay cây thuốc với phần lá mang tính chất dược học. Đây là loài dây leo, sống rất lâu năm, có các lá mang hình dạng trái tim khá bóng cùng các hoa đuôi sóc màu trắng.
Cây trầu không có thể cao đến 1 mét, nguồn gốc xuất xứ ở vùng Đông Nam Á và được trồng nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Việt Nam hay Indonesia. Trong đó, lá trầu không loại tốt nhất là giống “Magahi” (xuất xứ ở vùng Magadha), sinh trưởng gần Patna tại Bihar, thuộc Ấn Độ.
Theo thực vật học, ở Việt Nam, trầu có hai loại chính là trầu mỡ và trầu quế. Nếu lá trầu mỡ có kích thước to bản, tương đối dễ trồng thì trầu quế lại có vị cay, lá có hình dáng nhỏ. Trong tục ăn trầu thì trầu quế được sử dụng nhiều cũng như ưa chuộng hơn. Trầu có rất nhiều chức năng và tinh dầu trầu không có thể mang đến cho con người nhiều lợi ích về sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu, lá trầu không chứa xấp xỉ 0,8 – 1,8% hoặc lên đến gần 2,4% tinh dầu tỷ trọng 0,958 – 1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị tương đối nóng. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy ở lá trầu:
- ✦
3,1% protein
- ✦
6,9% carbohydrate
- ✦
2,3% khoáng chất
- ✦
2% tannin
- ✦
85 – 90% là nước
- ✦
0,4 – 1% chất béo
- ✦
Cùng loạt hoạt chất như vitamin C, A, phốt pho, Kali, Canxi, sắt…
Tinh dầu trầu không có thể mang đến cho bạn các lợi ích:
Chống oxy hóa
Trong tinh dầu trầu không có chứa thành phần carvacrol – một hoạt chất đóng vai trò nhất định trong quá trình chống oxy hóa. Khi đó, tinh dầu sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể thông qua việc ức chế quá trình peroxit hóa lipid. Đó chính là lý do vì sao mà loại tinh dầu này có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa.
Sử dụng tinh dầu trầu không để giảm hôi miệng
Về phương diện chăm sóc răng miệng, tinh dầu trầu không cũng có một số lợi ích nhất định. Đặc biệt với việc hỗ trợ điều trị chứng hôi miệng, trầu không cũng khá nổi bật với vai trò này. Khi đó, tinh chất của trầu sẽ làm giảm methyl mercaptan và hydro sulfide – hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và thường có trong các bệnh lý hôi miệng, nha chu… Kết quả là các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm ít nhiều.
Chống nấm, tiêu diệt vi trùng mạnh
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại vi nấm aspergillus, candida và ecol có thể bị ức chế khả năng tăng cường cũng như sinh trưởng nhờ vào tinh dầu trầu không. Chính vì vậy, các triệu chứng như nhiễm nấm da, viêm miệng, viêm âm đạo… sẽ không có cơ hội phát triển.
Tinh dầu trầu không giúp điều hòa hệ miễn dịch
Khả năng ổn định hệ miễn dịch bên trong cơ thể được củng cố ít nhiều nhờ vào hỗn hợp các hoạt chất phenol, tannin, polysaccharide và flavonoid của trầu không. Từ đó, chúng sẽ giúp bạn đáng kể trong việc ngăn chặn các rối loạn miễn dịch bên trong cơ thể và ngăn ngừa các phản ứng viêm. Nếu đang gặp phải các bệnh lý như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp hay bệnh khí phế thũng, hãy cân nhắc loại tinh dầu từ lá trầu nhé.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tinh dầu lá trầu không
Tuy nhiên, để tinh dầu trầu không có thể phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, bạn nên lưu ý các cách dùng sau:
Những điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu trầu không
- ✦
Đảm bảo đúng liều lượng: Không phải điều gì nhiều cũng đem lại kết quả tốt, do đó, bạn nên dùng tinh dầu đúng liều lượng. Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hay chuyên gia.
- ✦
Kết hợp với các loại tinh dầu khác: Tinh dầu bạc hà hoặc chanh là những loại tinh dầu có thể cân nhắc sử dụng kèm với trầu không để nâng cao hiệu quả.
- ✦
Tận dụng máy xông: Ngoài cách pha loãng tinh dầu, bạn có thể thông qua máy xông hơi để tinh dầu khuếch tán tối ưu hơn.
- ✦
Trẻ nhỏ, người mang thai và cho con bú: Trẻ em dưới 2 tuổi, mẹ bầu và đang cho con bú tránh dùng tinh dầu nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- ✦
Tránh vùng da nhạy cảm: Những vùng da như mắt, mũi, miệng cần tránh sự xâm nhập của tinh dầu.
Mách bạn cách bảo quản tinh dầu trầu không hiệu quả
Bên cạnh việc học cách sử dụng, bạn cũng cần chú ý quá trình bảo quản tinh dầu với các yếu tố như:
- ✦
Chiết cất tinh dầu trong chai/lọ thủy tinh màu xanh lá hoặc nâu nhằm ngăn ngừa ánh sáng cũng như nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng tinh dầu.
- ✦
Cân nhắc việc lưu trữ tinh dầu ở nhiệt độ phòng, không đặt quá gần nguồn nhiệt hay trực tiếp dưới ánh sáng.
- ✦
Để tinh dầu tiếp xúc với không khí là điều bạn nên tránh.
- ✦
Đóng kín nắp sau quá trình sử dụng.
- ✦
Kiểm tra thường xuyên và nếu phát hiện mùi lạ, hãy ngừng sử dụng.
Bài viết trên đã cho bạn biết đầy đủ thông tin về tinh dầu trầu không cũng như lợi ích và cách sử dụng chuẩn chỉnh. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để có thêm nhiều mẹo hay ho trong việc chăm sóc sức khỏe của cả gia đình nhé!
>>> Xem thêm:
- ✦
Tổng hợp các loại tinh dầu thông dụng, tốt cho sức khỏe
- ✦
Các lợi ích bất ngờ của tinh dầu nghệ và cách sử dụng hiệu quả
- ✦
Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho dịp cuối năm bận rộn
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.