Giới thiệu về phong tục cúng giao thừa của người Việt
Theo quan niệm của người Việt, vào đêm giao thừa, gia chủ phải làm mâm cỗ cúng giao thừa, cúng bái để cầu chúc cho năm mới bình an, tốt lành. Trong ngày lễ này, gia chủ sẽ thắp hương và khấn vái từ ngoài trời vào bên trong nhà. Khi đó, trước tiên bạn sẽ phải nhắc đến những công ơn của trời đất và tổ tiên. Sau đó là tạ lỗi với cha mẹ, trút bỏ đi những điều không tốt và hứa hẹn đến những điều tươi đẹp trong tương lai.
Ý nghĩa của mâm cúng giao thừa
Một năm trôi qua với vô vàn những sự kiện diễn ra. Chính vì thế, cuối năm là thời điểm mà chúng ta nên tổng kết lại một năm để đón chào năm mới bình an, suôn sẻ trong cuộc sống. Trong quan niệm của người Việt, mâm cúng giao thừa có ý nghĩa mang đến những điều tốt đẹp mới mẻ và gạt bỏ đi hết những điều cũ kỹ để có một tương lai tươi sáng và rực rỡ hơn.
Thời gian cúng giao thừa
Hàng năm, lễ Giao thừa sẽ được cúng vào đúng giờ chính thức, đó là 00 giờ ngày 1 tháng 1. Vậy nên, gia chủ lưu ý chuẩn bị đầy đủ trước khung giờ này để tránh việc chậm trễ.
Mâm cỗ cúng giao thừa bao gồm những gì?
Trong phong tục của dân tộc Việt Nam từ lâu đời nay, trong bàn cúng Giao thừa sẽ được chia làm 2 mâm bao gồm: mâm cúng thiên địa ở trước sân nhà và mâm cúng gia tiên bàn thờ trong nhà.
Tuy theo từng vùng miền, mâm cỗ cúng giao thừa ở mỗi nơi sẽ có sự khác biệt so với nhau, có nơi sẽ làm mâm chỗ chay, có nơi sẽ chọn làm mâm cỗ mặn tùy theo ý của gia chủ. Nhưng chung quy lại thì tất cả đều hướng đến sự chỉn chu và thành tâm.
Sự khác nhau giữa mâm cỗ cúng giao thừa miền Bắc và miền Nam
Bởi vì sự khác biệt vùng miền rất lớn nên mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Nam và miền Bắc cũng không thể giống nhau.
Ở trong mâm cúng giao thừa miền Nam, các món ăn sẽ được chế biến đơn giản hơn rất nhiều, thường chỉ có đèn, hoa, hương thắp, bánh kẹo, trái cây, trà,… Ngoài ra còn có những món ăn quen thuộc khác như:
- ✦
Gỏi trộn tôm thịt.
- ✦
Canh khổ qua nhồi với thịt.
- ✦
Thịt kho hột vịt.
- ✦
Chả già.
- ✦
Bánh tét, củ kiệu.
- ✦
Canh măng tươi.
So với miền Nam, trong mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Bắc sẽ luôn có những món ăn mang đậm tính truyền thống, theo số lượng như 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ cúng lớn thì số lượng sẽ tăng dần lên như 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa. Một vài món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng giao thừa ở khu vực miền Bắc có thể kể đến như:
- ✦
Móng giò hầm măng.
- ✦
Bóng nấu thập cẩm.
- ✦
Miến nấu lòng gà.
- ✦
Thịt gà luộc.
- ✦
Bánh chưng, củ kiệu.
- ✦
Hành muối.
- ✦
Giò lụa.
- ✦
Nem.
Mẹo chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ
Một mâm cỗ cúng giao thừa sẽ có rất nhiều món ăn và tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Do đó, nếu gia chủ là một người kỹ tính và cẩn thận thì Cleanipedia nghĩ rằng bạn nên canh đo thời gian cho phù hợp. Đặc biệt theo ông bà căn dặn truyền miệng thì con cháu khi chuẩn bị mâm cỗ nên chuẩn bị hai mâm bao gồm cả ngoài sân và trong nhà nữa nhé!
Trong xã hội hiện đại như ngày nay, để có thể đơn giản hóa, gia chủ thường cúng bánh mứt và trái cây cho bàn thờ bên trong nhà, sau đó đốt hương. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng ở ngoài sân thì vẫn sẽ được chuẩn bị một cách thật hoàn hảo, trọn vẹn nhất.
Trong bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc về những điều cần có trong mâm cỗ cúng giao thừa. Hy vọng bạn có thể dễ dàng chuẩn bị được mâm cỗ giao thừa để đón chào một năm mới suôn sẻ thuận lợi. Đừng quên bỏ qua những bài viết của Cleanipedia để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
>> Xem thêm:
- ✦
Mâm cơm ngày Tết của 3 miền đất nước có gì khác biệt?
- ✦
Ý nghĩa của mâm cơm trên bàn thờ ngày Tết
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về:Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.