Herbal là gì?
Herbal là gì? Thực chất, herbal được biết đến với thuật ngữ thảo mộc, chính là một nhóm thực vật phân bố rộng rãi trên nước ta. Tuy nhiên, herbal không phải là rau và có đặc tính thơm nên được ứng dụng trong việc tạo hương vị và trang trí cho thực phẩm. Bên cạnh đó, herbal còn được dùng để phục vụ cho mục đích y học hoặc chế tác nước hoa.
Nhiều người thường nhầm lẫn herbal với gia vị, tuy nhiên, đây là hai loại nguyên liệu hoàn toàn khác nhau. Trong khi herbal – thảo mộc chỉ là các bộ phận như lá xanh hoặc hoa của cây (tươi hoặc khô) thì gia vị lại bắt nguồn từ các bộ phận khác như hạt, vỏ cây, rễ và quả.
Vậy đối với khái niệm về thực vật học, herbal là gì? Người ta thường dùng herbal hay thảo mộc để chỉ một “thực vật không tạo ra thân gỗ”. Bên cạnh đó, chúng ta còn từ thân thảo nhằm chỉ các bộ phận của cây có màu xanh và kết cấu khá mềm. Tóm lại, thảo mộc chính là từ dùng để diễn tả một loài thực vật thân thảo, cây nhỏ, có hạt, thân gỗ, các bộ phận trên mặt đất có xu hướng chết đi trong cuối mỗi mùa sinh trưởng.
So sánh trà thảo mộc với trà xanh
Khi đã biết herbal là gì, bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa trà thảo mộc và trà xanh? Như đã đề cập phía trên, trà thảo mộc sẽ là loại trà có nguồn gốc từ các loại hoa, lá của cây tươi hoặc khô thì trà xanh lại được làm từ cây chè. Bên cạnh đó, trà thảo mộc lại không chứa caffeine và có tác dụng chống oxy hóa.
Những đối tượng phù hợp sử dụng Herbal là ai?
Tuy mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và khá lành tính, đối tượng sử dụng loại nguyên liệu này cũng cần được lưu ý. Do đó, với những đặc tính, đặc điểm để chỉ rõ herbal là gì và công dụng khác nhau, mỗi một loại thảo mộc chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Khi muốn sử dụng các chế phẩm từ thảo mộc, đặc biệt là với mục đích chữa bệnh hay đang mang thai, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Còn trong trường hợp dùng cho việc giải khát, bạn cũng không nên dùng tùy tiện mà nên cân nhắc kỹ liều lượng để tránh ngộ độc dược chất.
Herbal có tác dụng phụ là gì?
Bất kể là thuốc bổ hay thực phẩm lành mạnh thì bản thân chúng luôn tồn tại các tác dụng phụ nếu bạn dùng không đúng cách. Nếu dùng quá liều hay lạm dụng, bạn sẽ gặp một số vấn đề sau:
- ✦
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, trướng bụng và chán ăn.
- ✦
Viêm dạ dày.
- ✦
Mất cân bằng chức năng gan.
- ✦
Lợi tiểu khiến cơ thể thiếu hụt kali, phospho, khoáng chất.
- ✦
Hạ huyết áp đột ngột gây mất thăng bằng.
- ✦
Suy giảm chức năng tình dục.
- ✦
Tổn thương niêm mạc ruột.
Lợi ích của herbal dành cho sức khỏe là gì?
Nếu đã biết rõ herbal là gì thì bạn cũng nên tìm hiểu về lợi ích sức cho khỏe của loài cây này. Một số thảo mộc có thể được chế biến thành trà bằng cách ngâm trong nước sôi. Các bộ phận thường thấy của thảo mộc như hoa, hạt khô, lá được sử dụng làm trà hoặc dùng tươi trực tiếp. Các loại trà này thường được làm từ thảo mộc thơm nên sẽ không chứa tanin hoặc caffein và cũng không pha với sữa như các loại trà thông thường.
Các lợi ích từ trà thảo mộc có thể kể đến như:
Trà rooibos
Rooibos được mọi người biết đến với cái tên trà đỏ, xuất xứ từ Nam Phi. Loại trà này không chứa caffeine và có khả năng chống oxy hóa. Theo các nghiên cứu khoa học, dùng loại trà này, hệ miễn dịch có thể được tăng cường và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Trong khi đó, các lợi ích đối với tim mạch và bệnh tiểu đường thì đang được cân nhắc. Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị bệnh ung thư hoặc đang hóa trị thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà hoa cúc
Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được xem là có thể làm dịu cơn đau dạ dày, cảm giác đầy hơi, điều trị tiêu chảy hay giảm mất ngủ và lo lắng. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có khả năng giảm lo âu là thực thi. Với người dị ứng với các loại cây thuộc chi cỏ phấn hương và đang trong quá trình sử dụng các thuốc làm loãng máu như warfarin, bạn không nên dùng trà hoa cúc.
Trà tầm xuân
Trà tầm xuân có nguồn gốc từ vỏ của hạt cây tầm xuân với nguồn vitamin C dồi dào cùng khả năng chống viêm cũng như chống oxy hóa chuẩn chỉnh. Nhìn chung, nếu đã biết herbal là gì thì cũng nắm được rằng trà tầm xuân được xem là khá lành tính, an toàn và chỉ có số ít gặp dị ứng hay đau bụng sau khi uống.
Trà bạc hà
Trong các trường hợp bụng đang khó chịu, đầu có triệu chứng đau, ruột kích thích và gặp các vấn đề về hô hấp thì trà bạc hà là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Loại trà này được xem là an toàn, vậy nên bạn có thể thoải mái thử hoặc nhâm nhi mỗi ngày với liều lượng vừa phải.
Trà gừng
Nếu bạn đang gặp triệu chứng đau bụng và buồn nôn, đừng bỏ qua trà gừng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng loại trà này để đạt được cân nặng như mong muốn nhờ tăng cảm giác thèm ăn. Đồng thời, khả năng giảm đau do viêm khớp hoặc ngăn ngừa cảm lạnh của trà gừng cũng được đánh giá cao. Trà gừng nhìn chung khá an toàn, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định dùng thường xuyên trong thời gian dài.
Trà tía tô đất (Lemon Balm)
Giảm lo lắng hay hạn chế mất ngủ được xem là tác dụng phổ biến nhất của lá tía tô. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên và trong một thời gian dài, loại trà này có thể gây ra triệu chứng đau bụng, khó chịu và buồn nôn.
Trà kế sữa và bồ công anh
Những người mắc các bệnh về gan và mật thường được khuyến khích dùng trà kế sữa và bồ công anh. Loại trà này tương đối an toàn, nhưng người dị ứng với các loại cây có hoa vàng thì không. Trà kế sữa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan C nhờ thành phần chính là silymarin.
- ✦
Lợi ích của khuynh diệp trong chăm sóc nhà cửa và sức khỏe
- ✦
Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho dịp cuối năm bận rộn
- ✦
Tác hại khi sử dụng sản phẩm chứa paraben khi tiếp xúc với bé yêu
Thông tin của bài viết trên đã giúp bạn biết được “Herbal là gì” cũng như các lợi ích đối với sức khỏe. Đừng quên theo dõi Cleanipedia để có thêm nhiều mẹo hay ho trong việc chăm sóc cơ thể và sức khỏe nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.