Sự tăng cao không ngừng của bệnh tiểu đường và biến chứng của nó đã khiến công tác phòng ngừa và điều trị trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành y tế. Trong điều trị đái tháo đường, dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết và quyết định việc liệu bạn có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng hay không. Vì vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho người đái tháo đường là cực kỳ quan trọng. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn các bạn nhé!
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh đái tháo đường được cung cấp đầy đủ, hợp lý về dinh dưỡng, sẽ giúp tăng sức đề kháng, hạn chế biến chứng, giúp người bệnh ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
Chế độ ăn uống là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời khi điều trị tiểu đường. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị, giảm được liều lượng thuốc cần sử dụng,mà bên cạnh đó còn cải thiện các rối loạn lipid thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
- Đảm bảo đầy đủ, cân bằng và hợp lý các loại chất đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Ăn đúng bữa, đúng giờ. Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ (3 bữa chính và 1-3 bữa phụ).
- Cân bằng, điều chỉnh lượng tinh bột trong các bữa ăn (cơm, khoai, trái cây,…) giúp duy trì tốt chỉ số đường huyết.
- Sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp , có thể dùng hàng ngày như: bầu , bí xanh, cà chua, cà tím,cải, các loại rau xanh, dưa leo…
- Khi chế biến thức ăn: hạn chế chiên rán ở nhiệt độ cao, tránh xay nhuyễn, hầm nhừ thực phẩm.
- Bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn, không ăn kiêng quá mức để đảm bảo cân nặng. Hạn chế ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
- Hạn chế ăn muối, mỡ động vật và các loại thực phẩm đóng hộp.
- Hạn chế thuốc lá, bia, rượu,chất kích thích.
- Nên bổ sung các loại sữa, đường chuyên biệt dành cho người đái tháo đường
Những thực phẩm tốt dành cho người đái tháo đường
Thực phẩm chứa Carbohydrate lành mạnh
Trong quá trình tiêu hóa, đường (carbohydrate đơn) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) phân hủy thành glucose trong máu. Vì vậy bạn cần ăn thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh như: trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc, đậu, các sản phẩm từ sữa ít chất béo như phomat,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ bao gồm tất cả các phần của thực phẩm thực vật mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ. Chất xơ giúp điều hòa tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Các thực phẩm giàu chất xơ gồm: rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc,…
Cá
Cá là nguồn thực phẩm cung cấp chất béo và chất đạm thay thế thịt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi rất giàu axit béo omega-3, có thể ngăn ngừa bệnh tim.
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo rằng nên bổ sung cá vào chế độ ăn ít nhất 2 lần/tuần cho các bệnh nhân này
Thực phẩm chứa chất béo ‘tốt’
Thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa như quả bơ, quả hạch, dầu oliu, dầu đậu phộng,…có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn.
Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung những loại chất béo này vào chế độ ăn hàng ngày thay thế cho chất béo từ động vật.
Khi bị đái tháo đường cần kiêng ăn gì?
Để giữ lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát, bạn cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, và hạn chế, cắt giảm các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: kẹo, bánh quy, bánh ngọt, kem, ngũ cốc có đường và trái cây đóng hộp có thêm đường,..
- Đồ uống chứa nhiều đường: nước ngọt có gas, nước hoa quả thêm đường,…
- Thực phẩm giàu tinh bột: Cơm trắng, , khoai tây, bánh ngô, bánh mì và mì ống – đặc biệt là những loại được làm bằng bột mì trắng,…
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa có trong bơ động vật, thịt bò, xúc xích và thịt xông khói. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại dầu dừa và dầu cọ.
- Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa: có trong đồ ăn nhẹ, đồ ăn nhanh đã qua chế biến, snack,bánh nướng, bánh rán,…
- Cholesterol: các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật giàu chất béo, gan và các loại nội tạng động vật. Mục tiêu không quá 200 miligam cholesterol mỗi ngày.
- Muối: bác sĩ khuyến cáo nên ăn ít hơn 2.300 mg muối mỗi ngày.
Các loại sữa, đường dành riêng cho người đái tháo đường
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa, đường dành riêng cho người đái tháo đường. Các bạn có thể tham khảo một số loại sau đây:
Sữa
- Sữa có hàm lượng carbohydrate thấp, ví dụ Sữa Diabetcare Gold (chỉ số đường huyết GI=31.5),…
- Sữa có thành phần inulin – có thể chuyển hóa tạo năng lượng thay thế đường glucose mà không cần insulin. Ví dụ sữa Hoàng gia Úc Agedcare Formula,…
Đường
- Stevia: một loại đường chiết xuất từ cây cỏ ngọt, có đặc tính chống oxy hóa và chống đái tháo đường, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.
- Tagatose: được tìm thấy trong các sản phẩm sữa và có cấu trúc tương tự như đường ăn. Mặc dù chúng ngọt đến 92%, nhưng chúng chỉ cung cấp nhiều hơn 38% năng lượng so với đường ăn thông thường. Bên cạnh đó, nó còn phản ứng với insulin gây cản trở sự hấp thụ carbohydrate.
Ngoài ra còn có đường dừa, đường chà là, rượu đường, … cũng được dùng cho người bệnh đái tháo đường.
Xây dựng thực đơn mẫu cho bệnh nhân đái tháo đường
Khi xây dựng thực đơn cho các bệnh nhân này, cần lưu ý đến quy mô và mức độ hoạt động của người bệnh để điều chỉnh lượng calo cho phù hợp. Thực đơn sau đây được thiết kế riêng cho những người bệnh đái tháo đường cần khoảng 1400 calo mỗi ngày.
Bảng: Thực đơn mẫu 7 ngày cho bệnh nhân đái tháo đường
Buổi Ăn sáng Bữa phụ Ăn trưa Bữa phụ Ăn tối Bữa phụ Thứ 2 1 bánh mì trứng 4 múi bưởi 1 bát cơm
Thịt gà
Canh bí đao
Rau luộc
2 miếng thanh long 1 bát cơm
Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua
Canh rau dền nấu tôm
Sữa dành cho người ĐTĐ Thứ 3 1 bát phở bò 2 miếng đu đủ chín 1 bát cơm
Chả cá
Canh rau cải
Su su luộc
½ quả lê 1 bát cơm lứt
Cá hấp
Canh mồng tơi nấu cua
Sữa dành cho người ĐTĐ Thứ 4 1 bát cháo gà 1 quả táo 1 bát cơm
Canh giá nấu cà chua
Mướp đắng nhồi thịt nạc
Súp lơ luộc
1 miếng dứa 1 bát cơm
Canh mướp
Thịt kho trứng
Rau bầu luộc
1 hũ sữa chua không đường Thứ 5 1 bát cháo đậu đỏ ½ quả cam 1 bát cơm
Canh cua rau dền
Đậu bắp luộc
1 hũ sữa chua không đường 1 bát cơm
Canh bí đao thịt nạc
Mướp đắng xào trứng
Sữa dành cho người ĐTĐ Thứ 6 1 tô bún mọc ½ bắp ngô luộc 1 bát cơm
Canh cải nấu thịt
Gà kho gừng
1-2 miếng thanh long 1 bát cơm
Cá thu kho
Canh bí đỏ nấu thịt
Sữa dành cho người ĐTĐ Thứ 7 Ngũ cốc 2 quả quýt 1 bát cơm gạo lứt
Cá lóc kho
Canh giá đỗ
Rau cải luộc
2 mũi bưởi 1 bát cơm
Canh rau đay
Ức gà nướng
Súp lơ luộc
Sữa dành cho người ĐTĐ Chủ nhật 1 tô cháo gà 1 quả ổi 1 bát cơm
Thịt kho đậu hũ
Canh cải nấu tôm
1 hũ sữa chua không đường 1 bát cơm
Cá chép kho
Rau bầu luộc
Canh bí xanh nấu thịt
Sữa dành cho người ĐTĐ