Cách làm bánh trung thu ngàn lớp đơn giản tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian. Một mùa trung thu nữa lại đến nhiều người tấp nập đua nhau để làm ra những mẻ bánh trung thu thật ngon. Nào hãy cùng vào bếp làm món bánh trung thu ngàn lớp với Bếp Của Na nhé.
Bánh trung thu ngàn lớp là gì?
Bánh trung thu “ngàn lớp” chỉ là tên gọi nhầm nhấn mạnh sự phân tầng nhiều lớp của vỏ bánh. Được đang xen giữa lớp bột nước và bột dầu tạo thành nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Nhưng thật chất thì không đến ngàn lớp, nó chỉ là tên gọi mang tính tượng trưng cho sự nhiều tầng. Nguồn gốc của loại bánh trung thu này đến từ Triều Châu, Trung Quốc – TeoChew hay còn được gọi là bánh trung thu TeoChew.
Nguyên liệu làm bánh trung thu ngàn lớp
Phần nhân
- Khoai môn: 400g
- Muối: 2g
- Nước 200ml
- Đường: 100g
- Nước: 100ml
- Sữa đặc: 100g
- Tinh bột bắp: 10g
- Nước: 30ml
- Tinh chất khoai môn: 1 ít
- Dầu dừa: 40g
- Lòng đỏ trứng muối: 12 cái
- Rượu trắng: 50ml
Phần bột nước
- Nước: 110ml
- Đường: 40g
- Muối: 3g
- Bơ lạt: 70g
- Bột mì đa dụng: 200g
Phần bột dầu
- Bột mì đa dung: 130g
- Dầu ăn: 55g
Phết mặt bánh
- Lòng đỏ: 1 cái
- Mè: một ít
Cách làm làm bánh trung thu ngàn lớp
Bước 1: Phần nhân bánh
- Khoai môn mua về bạn sơ chế cho sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ để nấu cho mau mềm.
- Cho khoai vào nồi, thêm vào 200ml nước và 2 g muối vào. Bắt lên bếp nấu lửa trung bình khoảng 8 – 10 phút cho khoai chín mềm.
- Nhắc khỏi bếp rồi đậy kín lại. Trong lúc này thì bạn đi nấu nước đường. Cho vào chảo 100ml nước và 100g đường, bắt lên bếp đun cho tan đường.
- Sau đó cho nước đường vừa nấu và 100g sữa đặc vào nồi khoai môn hấp rồi dùng máy xay xay nhuyễn.
- Lượt hỗn hợp khoai qua rây cho vào một cái nồi khác. Pha bột bắp với nước, khuấy tan rồi cho lại vào chảo nhân, khuấy đều hỗn hợp lên. Nếu muốn màu đậm hơn thì cho thêm một ít tinh chất vanila vào.
- Bắt nồi nhân lên bếp sên với lửa lớn, khuấy liên tục cho đều tay. Đến khi thấy sôi thì hạ xuống lửa trung bình và vẫn khuấy đều tay.
- Lúc này bạn cho ½ lượng dầu dừa vào khuấy cho hòa quyện rồi mới cho tiếp phần còn lại vào. Như vậy phần nhân mới không bị tách dầu. Và tiếp tục khuấy đều khoảng 20 phút cho đến khi nhân khô dẻo, sờ thử tay vào mà không bị dính tay thì đạt.
- Cho nhân ra một cái bát, đậy kín và để nguội.
- Tiếp theo thì đi hấp trứng muối. Bạn rửa trứng muối với rượu trắng rồi cho vào xửng đem đi hấp hoặc có thể nướng. Thời gian hấp khoảng 10 phút.
- Sau đó bạn đi chia nhân thành 12 phần bằng nhau khoảng 45g cho 1 viên. Rồi cho trứng muối vào giữa, vo lại cho tròn.
Bước 2: Phần bột nước
- Chuẩn bị một cái bát, cho nước, muối, đường và bơ melt chảy khuấy đều cho tan hết đường. Sau đó cho bột vào và trộn đều bột lên cho chất lỏng được thấm vào bột.
- Dùng màng bọc đậy kín và để bột nghỉ 15 phút. Sau 15 phút thì đem bột ra nhồi và đập bột, với cách này một sẽ nhanh mịn và ngon. Tiếp tục để bột nghỉ khoảng 1 giờ.
Bước 3: Phần bột dầu
Cho vào bát 55g dầu và 130g bột mì trộn đều cho dầu và bột đều với nhau. Sau đó chia bột thành 12 phần bằng nhau khoảng 15g.
Bước 4: Chia bột và gói bánh
- Bột nước sau khi nghĩ xong thì bạn đem ra chia thành 12 phần bằng nhau, khoảng 35g/ viên. Vo tròn viên bột lại và bắt đầu đi cán.
- Viên nào vo trước thì cán trước. Ấn dẹp viên bột nước rồi cho viên bột dầu vào giữa, túm bột lại sao cho kín mí bột là được. Lần lượt làm cho hết phần bột còn lại rồi mới đi cán.
- Cho viên bột đầu tiên ra bàn, dùng cây cán bột cán theo chiều dọc và độ dày khoảng 1 – 2mm.
- Sau đó, gấp miếng bột lại làm 3 và xoay miếng bột lại tiếp tục cán tương tự và gấp làm 3 một lần nữa. Vậy là bột của chúng ta đã có chín lớp và bạn tiếp tục làm cho hết bột.
- Khi cán bột xong thì để bột nghỉ 15 phút để bột không bị co giãn khi cán.
- Sau 15 phút cho viên bột ra bàn cán mỏng rồi cho viên nhân vào giữa, túm bột lại cho tròn đều.
- Cho bánh lên khay rồi phết mỏng một lớp trứng gà lên mặt bánh. Sau đó bạn cho một ít mè đen lên trên mặt bánh rồi đem nướng.
Bước 5: Nướng bánh
- Làm nóng lò ở nhiệt độ khoảng 190 độ C 15 phút.
- Cho bánh vào nướng khoang 20 – 22 phút, 190 độ C tùy vào nhiệt độ lò của từng nhà.
- Thấy mặt bánh hơi vàng thì lấy ra và để nguội. Bánh cho vào hộp kín thì có thể bảo quản được 4 – 5 ngày với nhiệt độ thường. Hoặc có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần hâm nóng lại là dùng được.
Lưu ý khi làm bánh trung thu ngàn lớp
- Cán bột nhiều lần để tạo được nhiều lớp vỏ xen kẽ nhau tạo nên những lớp bột đẹp mắt. Lăn tối đa 2 – 4 lần, không nên lăn nhiều hơn vì sẽ làm chai bột không tách được các lớp.
- Phần bột nào cán trước thì nên làm trước.
- Khi cán bột, bạn lưu ý cán phần rìa mỏng hơn tâm để tránh bị lộ phần nhân.
- Khi kéo và cán bột, lưu ý không làm rách lớp bánh.
- Khi đóng gói nhân và vỏ, lưu ý gói thật chặt không để không khí lọt vào giữa.
- Cần làm nóng lò trước khi nướng để duy trì nhiệt độ ổn định.
Phân biệt bánh trung thu ngàn lớp đài loan và nhật bản
Phân biệt giữa bánh trung thu ngàn lớp của Đài Loan và Nhật Bản
Về hình dáng, màu sắc
- Bánh trung thu ngàn lớp Đài Loan: có thiết kế nhỏ gọn trong lòng bàn tay với kiểu dáng công nghiệp, được sản xuất hàng loạt và xuất khẩu sang nhiều nước tiêu thụ. Hầu hết bánh trung thu Đài Loan đều có lớp nhân là trứng muối hoặc trứng tan chảy bên trong, nhân đậu đỏ bao quanh và rất nhiều lớp vỏ bên ngoài. Bánh được nướng với lớp vỏ vàng ruộm, phết chút dầu và rắc một chút vừng lên trông rất đẹp mắt.
- Bánh trung thu ngàn lớp kiểu Nhật: hay còn được gọi với cái tên dễ thương khác là bánh trung thu cầu vồng với thiết kế nhiều màu sắc hấp dẫn, phần vỏ bánh được làm khá công phu bằng cách tạo màu cho các lớp bột. rồi xếp chồng lên nhau, cuộn lại rồi bọc nhân khoai môn để cho ra những chiếc bánh không chỉ đẹp mắt mà còn rất lạ miệng.
Về mùi vị
- Bánh trung thu ngàn lớp Đài Loan: được người tiêu dùng đánh giá là có hương vị đa dạng như: nhân đậu đỏ trứng muối, nhân trứng tan, nhân mochi, nhân trứng muối kim sa, nhân khoai môn,… ăn khá đậm đà, ngon và lạ miệng.
- Bánh trung thu ngàn lớp kiểu Nhật: trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất hương vị khoai môn, khi cắn vào lớp vỏ mỏng được tách thành nhiều lớp đẹp mắt, nhân vị đậm đà, có cảm giác lạ miệng.
Qua bài viết trên đây về món bánh trung thu ngàn lớp Đài Loan mà Bếp Của Na đã chia sẻ bạn có thể dễ dàng thực hiện được món bánh này. Không chỉ vào dịp trung thu mà có thể làm mọi lúc để cho gia đình mình thưởng thức. Cùng vào bếp làm món bánh này thưởng thức nhân ngày tết thiếu nhi nhé, chúc thành công.